Saturday, 20/04/2024 - 14:21|
CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỦA TRƯỞNG TH HƯƠNG XUÂN - HƯƠNG KHÊ - HÀ TĨNH
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

QUY TRÌNH TIẾT DẠY THEO PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT

QUY TRÌNH TIẾT DẠY THEO PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT

Bàn tay nặn bột đề xuất một tiến trình ưu tiên xây dựng tri thức bằng khai thác, thực nghiệm và thảo luận. Đó là sự thực hành khoa học bằng hành động, hỏi đáp, tìm tòi, thực nghiệm, xây dựng tập thể chứ không phải bằng phát biểu lại các kiến thức có sẵn xuất phát từ sự ghi nhớ thuần tuý.

Các bước

Nhiệm vụ của HS

Nhiệm vụ của GV

Bước 1:

Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề

 

- Quan sát, suy nghĩ

- GV chủ động đưa ra một tình huống mở có liên quan đến vấn đề khoa học đặt ra.

- Câu hỏi nêu vấn đề đảm bảo ngắn gọn, gần gũi, dễ hiểu, phù hợp với trình độ, gây mâu thuẫn nhận thức và kích thích tính tò mò, thích tìm tòi, nghiên cứu…

Bước 2: Bộc lộ quan niệm ban đầu của học sinh

 

- Bộc lộ quan niệm ban đầu nêu những suy nghĩ từ đó hình thành câu hỏi, giả thuyết. …..bằng nhiều cách nói, viết, vẽ.

Đây là bước quan trọng đặc trưng của PP BTNB

 

- GV cần: Khuyến khích HS nêu những suy nghĩ …..bằng nhiều cách nói, viết, vẽ.

- GV quan sát nhanh để tìm các hình vẽ khác biệt.

 

 

 

Bước 3: Đề xuất câu hỏi hay giả thuyết và thiết kế phương án thực nghiệm

 

a. Đề xuất câu hỏi

- Từ các khác biệt và phong phú về biểu tượng ban đầu, HS đề xuất câu hỏi liên quan đến nội dung bài học

 

- GV giúp học sinh đề xuất câu hỏi liên quan đến nội dung bài học

- Kiểm soát lời nói, cấu trúc câu hỏi, chính xác hoá từ vựng của học sinh.

b, Đề xuất phương án thực nghiệm

 

- Bắt đầu từ những vấn đề khoa học được xác định, HS xây dựng giả thuyết

HS trình bày các ý tưởng của mình, đối chiếu nó với những bạn khác

-GV đặt câu hỏi đề nghị HS đề xuất thực nghiệm tìm tòi nghiên cứu để trả lời cho câu hỏi đó.

- GV ghi lại các cách đề xuất của học sinh (không lặp lại)

- GV nhận xét chung và quyết định tiến hành PP thí nghiệm đã chuẩn bị sẵn

( Nếu HS chưa đề xuất được GV có thể gợi ý hay đề xuất phương án cụ thể)

(chú ý làm rõ và quan tâm đến sự khác biệt giữa các ý kiến)

 

Bước 4: Tiến hành thí nghiệm tìm tòi - nghiên cứu

 

HS hình dung có thể kiểm chứng các giả thuyết bằng…

 

…thí nghiệm (Ưu tiên thí nghiệm trực tiếp trên vật thật)

 

…quan sát,

…điều tra

…nghiên cứu tài liệu.

- HS sinh ghi chép lại vật liệu thí nghiệm, cách bố trí, và thực hiện thí nghiệm (mô tả bằng lời hay hình vẽ),

- Nêu rõ yêu cầu, mục đích thí nghiệm sau đó mới phát các dụng cụ và vật liệu thí nghiệm

- GV bao quát và nhắc nhở các nhóm chưa thực hiện, hoặc thực hiện sai…

… tổ chức việc đối chiếu các ý kiến sau một thời gian tạm đủ mà HS có thể suy nghĩ

… khẳng định lại các ý kiến về phương pháp kiểm chứng giả thuyết mà HS đề xuất.

- GV không chỉnh sửa cho học sinh

- HS kiểm chứng các giả thuyết của mình bằng một hoặc các phương pháp đã hình dung ở trên (thí nghiệm, quan sát, điều tra, nghiên cứu tài liệu).

… tập hợp các điều kiện thí nghiệm nhằm kiểm chứng các ý tưởng nghiên cứu được đề xuất.

Thu nhận các kết quả và ghi chép lại để trình bày

… giúp HS phương pháp trình bày các kết quả.

Bước 5: Kết luận và hợp thức hoá kiến thức

 

HS kiểm tra lại tính hợp lý của các giả thuyết mà mình đưa ra

* Nếu giả thuyết sai: thì quay lại bước 3.

* Nếu giả thuyết đúng:

Thì kết luận và ghi nhận chúng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

… động viên HS và yêu cầu bắt đầu lại tiến trình nghiên cứu.

…giúp HS lựa chọn các lý luận và hình thành kết luận.

  • Sau khi thực hiện nghiên cứu, các câu hỏi dần dần được giả quyết, các giải thuyết dần dần được kiểm chứng tuy nhiên vẫn chưa có hệ thống hoặc chưa chính xác một cách khoa học. - GV có trách nhiệm tóm tắt, kết luận và hệ thống lại để học sinh ghi vào vở coi như là kiến thức bài học.

- GV khắc sâu kiến thức bằng cách đối chiếu biểu tưởng ban đầu

 

 



Tác giả: Người sưu tầm - Lê Thị Lan - Phó hiệu trưởng
Nguồn:Sở GD - ĐT Hà Tĩnh Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết