Saturday, 20/04/2024 - 17:05|
CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỦA TRƯỞNG TH HƯƠNG XUÂN - HƯƠNG KHÊ - HÀ TĨNH
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

BUỔI GIỚI THIỆU SÁCH THÁNG 10 CHỦ ĐIỂM VỀ : “ NGƯỜI PHỤ NỮ”

Công tác tuyên truyền giới thiệu sách là một hoạt động nghiệp vụ giúp cho thư viện thực hiện chức năng định hướng, dẫn dắt việc đọc và góp phần quan trọng trong việc xây dựng thói quen đọc sách ở học sinh, là cầu nối giữa thư viện và bạn đọc.

Đảng chỉ rõ: “Sách báo là vũ khí đấu tranh giai cấp sắc bén trên mặt trận tư tưởng và văn hóa.Công tác tuyên truyền và giới thiệu saachs là phương tiện phát huy tác dụng của sách báo”.

Hòa chung không khí chào mừng Ngày thành lập liên hiệp hội phụ nữ Việt Nam, thư viện trường Tiểu học Hương Xuân tổ chức buổi giới thiệu sách theo chủ điểm “Người phụ nữ” tới toàn thể giáo viên và họ sinh trong trường.

Buổi giới thiệu sách hôm nay, cô Nguyễn Thị Thanh Nguyện muốn giới thiệu tới quý thầy cô cùng toàn thể các bạn học sinh cuốn sách rất ý nghĩa mang tên “ Nữ sĩ Đoàn Thị Điềm”, do NXB Kim Đồng ban  hành, ra ngày 3 tháng 6 năm 2013,  cuốn sách có khổ 15 x 20 cm ,dày 51 trang .Với trang bìa được phác họa hình ảnh của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm bên cạnh những dòng chữ Hán.

 Đây là một nữ sĩ có công lao rất lớn đối với nền văn học Việt Nam .

Nữ sĩ Đoàn Thị Điểm (1705-1748)  không chỉ là tác gải của những truyện Nôm nổi tiếng mà còn là người đã chuyển thể một cách xuất sắc truyện thơ Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn từ chữ Hán sang chữ Nôm.Với tài văn chương và phẩm chất cao quý bà là tấm gương tiêu biểu cho phụ nữ Việt Nam.

Đoàn Thị Điểm là người có tài trí và nhan sắc hơn người, nổi tiếng từ hồi trẻ .Sinh ra trong một gia đình gia giáo, có truyền thống hiếu học.Cha bà là ông đồ Đoàn Doãn Nghi.Sinh được hai người con là Đoàn Thị Điểm Và Đoàn Doãn Luân.Năm 6 tuổi bà đã học rất giỏi,  nổi tiếng là thần đồng.Năm 16 tuổi , có quan thượng thư Lê Anh Tuấn mến mộ muốn xin làm con nuôi, để tiến cử vào cung Chúa Trịnh, nhưng bà nhất định từ chối. Về sau cha mất, gia đình phải chuyển về quê nhà , được ít lâu dời về làng Võ Ngai, tại đây Đoàn Thị Điểm  cùng anh trai Đoàn Doãn Luân hành nghề dạy học. Nhưng ông Luân mất sớm , bà Điểm lại đem gia đình lên Sài Trang, ở đây bà được mời dạy học cho một cung nữ . Thời gian này bà kiêm luôn nghề bốc thuốc , gần như một tay nuôi sống cả gia đình – gồm hai cháu nhỏ, mẹ và bà chị dâu góa.Bởi tài năng săc đẹp cộng với tính hiếu thuận rất đáng quý, thế nên bấy giờ bà được nhiều người cầu hôn nhưng nghĩ đến gia đình đành từ chối tất cả.Bà được rau dồi học vấn với các thi hào bậc tài danh, gặp gỡ với nhiều tri thức của khắp miền hội tụ về kinh sư , nơi trung tâm văn hóa, chính trị của cả nước. Cùng với sự thông minh, tài trí , thích văn chương, ham học hỏi , với môi trường ấy, tố chất con người ấy đã  tạo nên một hồn thơ dân tộc Hồng Hà  nữ sĩ , song ở xã hội phong kiến  không dành cho phụ nữ nhưng ngôi vị quan lại  và không có điều kiện thi cử ngang hàng với nam giới . Tuy vậy bà không kém tiếng ở đất kinh kì  về văn thơ, nổi tiếng về sự nghiêm nghị, đoan trang, cứng cỏi. Bà là người phụ nữ đầu tiên mở trường dạy học, trường học của cô Điểm ở Chương Dương(nay là Thường Tín- Hà Nội). Rồi làm dâu của đất Thăng Long, bà lấy ông Nguyễn Kiều, hiệu là Hạo Hiên, cũng là một danh sĩ thời đó.

Câu chuyện về người phụ nữ Đoàn Thị Điểm  trong cuốn sách được cô Nguyện giới thiệu trong buổi giới thiệu sách hôm nay đã thu hút sự quan tâm và tò mò của các bạn học sinh .Các bạn rất chăm chú lắng nghe và tỏ ra vô cùng hứng thú với cuốn sách.

Sau đây là một số hình ảnh về buổi giới thiệu sách:


Tập tin đính kèm
Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Nguyện
Nguồn:thhuongxuan.huongkhe.edu.vn Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết