Friday, 19/04/2024 - 21:19|
CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỦA TRƯỞNG TH HƯƠNG XUÂN - HƯƠNG KHÊ - HÀ TĨNH
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC HƯƠNG XUÂN - HƯƠNG KHÊ

Đã từ lâu, sách là món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của con người, là kho tàng lưu giữ khối kiến thức khổng lồ của nhân loại được tích lũy qua mấy ngàn năm. Trong bối cảnh hiện nay, văn hóa nghe nhìn, văn hóa mạng phát triển đang thu hút giới trẻ và có xu hướng lấn át văn hóa đọc. Việc “Xây dựng và đổi mới hoạt động thư viện, phát triển văn hóa đọc trong trường Tiểu học” thực sự cần thiết và có ý nghĩa. Từ đó tiến tới phong trào xây dựng văn hóa đọc trong Nhà trường.
    Theo Quyết định số 01/2003/QĐ-BGD&ĐT ban hành Quy định tiêu chuẩn thư viện trường phố thông và công văn số 11185/GDTH của Bộ GD&ĐT về việc hướng dẫn thực hiện tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông.
    Phát động tăng cường  văn hóa đọc, công tác thư viện trường học và triển khai thực hiện công văn số 282/BGDĐT-CTHSSV về đẩy mạnh xây dựng môi trường văn hóa trong trường học... Phòng GD&ĐT Hương Khê đề cao việc bồi dưỡng nghiệp vụ thư viện và phát động nâng cấp cơ sở vật chất thư viện cho tất cả các trường tiểu học trên địa bàn huyện để tổ chức hoạt động có hiệu quả.
Hoạt động của thư viện cũng đã có nhiều bước chuyển đáng kể theo chiều hướng phát triển ngày càng phong phú, đa dạng về loại hình như thư viện chung, thư viện lớp học, thư viện vườn trường, thư viện xanh, thư viện thân thiện, thư viện di động, thư viện điện tử...
    Tại Trường Tiểu học Hương Xuân huyện Hương Khê, với mục đích để học sinh có thể phát triển toàn diện, bên cạnh việc dạy văn hóa nhà trường còn chú trọng phát triển văn hóa đọc cho các em. Cụ thể là các mô hình: “Thư viện thân thiện” và ‘Thư viện xanh”. Thư viện thân thiện được xây dựng với không gian thoáng mát, được trang trí những bức tranh hoạt hình ngộ nghĩnh, tranh truyện cổ tích sinh động . Các kệ sách được sắp xếp gọn gang, hợp lý với gần 2.000 đầu sách các loại. Giữa thư viện là những chiếc bàn thấp được sáng chế từ một số bộ bàn ghế cũ của học sinh, sơn sửa lại thành nhiều hình thù vui mắt tạo cho học sinh cảm giác thoải mái, thích thú khi đến đây đọc sách. Thư viện còn bố trí các góc riêng như: Góc tham khảo, góc vẽ, viết giúp học sinh có nhiều sự lựa chọn khi đến đây. Không chỉ dừng lại ở hoạt động đọc sách, trường đã tổ chức nhiều hoạt động như: Thi kể chuyện theo sách, theo chủ đề; vẽ tranh về nhân vật qua các câu chuyện; viết tiếp lời kết cho câu chuyện theo suy nghĩ của mình... góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.











    Nhà trường quan tâm đến việc triển khai mô hình “Thư viện lớp học” với nhiều cách huy động như kêu gọi học sinh và phụ huynh lớp xây dựng tủ sách dùng chung, kêu gọi hỗ trợ từ các doanh nghiệp để trang bị thêm các đầu sách.
    Cô giáo Đặng Thị Thu Hà - Hiệu trưởng Nhà trường cho biết: Ngay từ đầu năm học, nhà trường đã xây dựng kế hoạch cụ thể nhằm đổi mới phương pháp dạy học. Trong đó, tiết đọc sách thư viện luôn được nhà trường quan tâm.  Trường đã đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên về tầm quan trọng của thư viện trong việc rèn luyện thói quen đọc sách cho học sinh; tổ chức dạy chuyên đề để giúp giáo viên nắm chắc các bước dạy, các hình thức tổ chức khi thực hiện tiết Đọc sách thư viện và chọn giáo viên thao giảng dạy thể hiện chuyên đề sinh hoạt chuyên môn Cụm trường.
     Trường Tiểu học Hương Xuân  đã tạo cơ hội cho các em học sinh được tiếp cận với việc đọc sách nhiều hơn, nhà trường đã xếp thời khóa biểu dành riêng 1 tiết Hoạt động NGLL bằng  nội dung đọc sách thư viện đối với tất cả các khối lớp. Đặc biệt, sau mỗi giờ đọc sách ở thư viện, các em học sinh còn được viết cảm nhận của mình về nội dung, về các nhân vật trong mỗi cuốn sách mà mình đã đọc. Toàn bộ phần sắp xếp thư viện được thống nhất thực hiện theo xu hướng: thân thiện, phù hợp, an toàn, dễ tìm, đồng thời đảm bảo tiêu chí: giá sách không che khuất ánh sáng, không gian đọc sách khô thoáng, sạch đẹp. Các khẩu hiệu bảng biểu về “nội quy thư viện”, “lịch hoạt động thư viện”, các bảng “hướng dẫn tra cứu”, “góc trò chơi”…được thiết lập đầy đủ và bố trí hợp lý. Ngoài ra, phần trang trí mỹ thuật được giáo viên nhà trường thiết kế tạo nên 1 phòng đọc với những hình ảnh ngộ nghĩnh, gần gũi, thân thiện với học sinh. Có thể thấy: Từ khi có “thư viện thân thiện”, học sinh đã hứng thú hơn hẳn với việc đọc sách trong thư viện.
 Sau mỗi tiết đọc, học sinh đã viết nhiều cảm nhận, suy nghĩ của mình về những câu chuyện đã được đọc vào “Sổ tay bạn đọc” rất hay.



     Mỗi lớp cũng đã thành lập Ban thư viện hoặc tổ Cộng tác viên để các em tổ chức cho các bạn đọc sách đúng giờ quy định, hướng dẫn các bạn viết cảm nhận sau khi đọc xong một cuốn sách, đề nghị cô giáo khen những bạn chăm chỉ đọc sách... Ngoài ra, nhà trường còn tổ chức các phong trào cổ vũ, khuyến khích việc đọc sách như: “Giao lưu đọc diễn cảm”; “Kể chuyện về Bác Hồ”; “Ngày hội đọc sách”..vv...
     Thông qua hoạt động của thư viện, không chỉ góp phần tạo một sân chơi thú vị cho học sinh, khuyến khích phát triển văn hóa đọc trong nhà trường mà còn từng bước hình thành và phát triển các kỹ năng cho học sinh, hình thành mô hình “Thư viện thân thiện” trong trường tiểu học mang nhiều ý nghĩa, giúp các em học sinh mở mang kiến thức, nâng cao kỹ năng đọc hiểu và khả năng giao tiếp. Qua nhiều năm thực hiện tiết đọc sách thư viện trong trường học, nhà trường đã thực sự giúp học sinh thêm yêu thích và hiểu hơn ý nghĩa của việc đọc sách trong học tập và rèn luyện kỹ năng sống, kĩ năng viết văn, kể chuyện...





Năm học 2015-2016, thư viện Trường Tiểu học Hương Xuân đã được công nhận là đơn vị có thư viện đạt chuẩn Tiên tiến cấp Tỉnh.
Năm học 2016-2017, Nhà trường từng bước đưa thư viện vào hoạt động nghiêm túc, thường xuyên, hiệu quả cho giáo viên và học sinh. Thông qua việc đọc sách học sinh sẽ được rèn luyện kỹ năng đọc hiểu văn bản, cung cấp vốn từ ngữ trong làm văn, hỗ trợ ngôn ngữ nói và viết - một trong những kỹ năng quan trọng góp phần nâng cao chất lượng học tập. Đồng thời đọc sách giúp con người mở rộng tầm hiểu biết, có được thái độ ứng xử văn hóa, những suy nghĩ, tình cảm đẹp, tính hướng thiện và nhân văn. Đọc sách vừa là cách tự học, tự bồi dưỡng kiến thức, vừa là hình thức giải trí lành mạnh. Từ trước đến nay, có không ít những cuốn sách không chỉ khai sáng cho một người, trăm người, triệu người... mà cho cả nhân loại. Những trang sách của Brunô, Galilê về trái đất và thái đương hệ đã mở ra cho loài người một thời kì mới trên con đường chinh phục vũ trụ. Sách là chiếc chìa khóa vàng mở cửa tòa lâu đài tráng lệ chứa vô vàn điều kì diệu. Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người. Bởi vậy, cần rèn luyện cho mọi người thói quen đọc sách.

Một số hình anh về cảnh quan và hoạt động thư viện:







































Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết